Như vậy, toàn bộ các cạnh của máy không có phím cứng nào. Vậy tại sao G2 lại có thiết kế này và nó có lợi gì cho người dùng?
LG tin rằng khi smartphone càng to, vị trí tay đã thay đổi và việc đặt các nút bấm ở cạnh máy sẽ không còn tự nhiên. Việc thay đổi vị trí đặt các nút nguồn và âm lượng ra phía mặt sau sẽ giúp người dùng sử dụng smartphone cỡ lớn bằng một tay thoải mái và tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó, đặt nút vật lý ở mặt sau sẽ đảm nhiệm được nhiều chức năng hơn, chẳng hạn nút giảm âm lượng có thể dùng để truy cập vào trình chụp ảnh của điện thoại và kiêm luôn nút chụp. Phím bấm trung tâm không đơn giản là phím mở màn hình, mà tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau mà nó có chức năng khác nhau. Mặc định thì nó có chức năng Quickmemo, tất nhiên bạn có thể dễ dàng thay đổi trong phần cài đặt của máy.
Ngoài ra, viền màn hình của LG G2 rất mỏng, chỉ có hơn 2mm, cũng là lý do khiến LG phải đưa các nút vật lý ra phía mặt sau.
Thay đổi này chắc hẳn sẽ khiến người dùng phải mất chút thời gian làm quen. Tuy vậy, theo các biên tập viên của trang công nghệ Anandtech, sau vài phút bỡ ngỡ với các nút bấm ở phía sau của LG G2, họ bắt đầu cảm thấy việc tắt/bật màn hình và chỉnh âm lượng ở phía mặt sau của điện thoại này khá tự nhiên. Có vẻ đó là tin tốt lành cho sự thay đổi táo bạo của LG.
Theo Vnreview
LG ra mắt G2: Màn hình 5,2 inch với viền siêu mỏng" alt=""/>Tại sao 3 nút vật lý của LG G2 lại nằm ở mặt sau?>>Vì sao smartphone bình dân sẽ thắng?/ Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về tăng trưởng smartphone, tablet
Đua "xả hàng"
Tuy không phải là hiện tượng mới mẻ, thế nhưng gần đây, chiêu bán smartphone dưới hình thức “xả hàng” cũng được nhiều địa chỉ ồ ạt quảng bá, trong đó có cả những nơi chưa từng áp dụng trước đây.
Cụ thể, từ đầu năm 2013 đến nay, nhiều siêu thị, cửa hàng bán lẻ smartphone tại Hà Nội, TP.HCM… (Hoàng Hà Mobile, điện máy Chợ Lớn, Anh Vũ Mobile hay hệ thống banhangtructuyen.vn…) bỗng rộ lên chuyện “xả hàng” để bán ra các loại smartphone có giá từ 2 triệu đồng cho tới loại cao cấp 10 - 15 triệu đồng, trong đó chủ yếu là hàng đã qua sử dụng thuộc đủ loại thương hiệu như Samsung, LG, Nokia, iPhone, HTC...
Tại các điểm bán, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp và hoa mắt trước hàng loạt "mỹ từ" câu khách như “cắt lãi xả hàng”, “xả hàng tồn kho giá rẻ”, “xả hàng giá tốt”, “xả hàng smartphone còn mới 99%”, hàng trôi bảo hành… Nhiều nơi tuyên bố tung ra liền lúc 500 sản phẩm, thậm chí là hàng nghìn sản phẩm với mức giảm giá 20 - 50% so với thông thường.
Ví dụ như iPhone 3GS 8GB model 2012 được quảng cáo giảm 50% còn 3,4 triệu đồng; iPhone 4/4S “còn mới 99%” được “xả” với giá 7 triệu đồng cho iPhone 4 bản 16GB màu đen, iPhone 4S loại 16GB giá 9,9 triệu đồng…; smartphone xách tay Lumia 920, Samsung Galaxy S3, BlackBerry Bold 9900… “mới 98 - 99%” được bán với giá thấp hơn hàng mới từ 1,5 - 2 triệu đồng.
Ngoài ra, nhiều địa chỉ còn tung quà khuyến mãi như thẻ nhớ 4 - 8GB, dán màn hình, bao da…, rồi bảo hành 6 - 12 tháng giống hệt hàng chính hãng còn mới 100% nhằm tạo sức hút mạnh hơn với người tiêu dùng.
Chưa dừng ở đó, dựa hơi những mẫu smartphone “hot” nhất hiện nay, đội quân điện thoại “copy” cũng được một số địa chỉ ăn theo chuyện “xả hàng” (thực tế là những sản phẩm này đang bị... ế) để kinh doanh. Ví dụ, một số sản phẩm như Galaxy S4 “Đài Loan” với kiểu dáng y chang Samsung Galaxy S4 được một số nơi tuyên bố bán xả hàng với giá chỉ 4,5 triệu đồng ngay sau khi Galaxy S4 được bán chính thức tại Việt Nam; Galaxy Note Đài Loan giá 3,8 triệu...
" alt=""/>Dè chừng khi mua smartphone 'xả hàng'